Sự khác biệt giữa mụn trứng cá tuổi dậy thì và mụn trứng cá trung niên - Mỹ phẩm cao cấp cho da

Hotline: 0988 88 88 88

Giao hang toan quoc

Home » » Sự khác biệt giữa mụn trứng cá tuổi dậy thì và mụn trứng cá trung niên

Sự khác biệt giữa mụn trứng cá tuổi dậy thì và mụn trứng cá trung niên

Written By Admin on Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016 | 14:17

Thông thường nhiều người vẫn nghĩ mụn trứng cá chỉ xuất hiện ở người trẻ tuổi, tuổi dậy thì nhưng trên thực tế những người trung niên, người lớn bị mụn trứng cá cũng rất nhiều. Cùng tìm hiểu cách trị mụn tại thu cúc và sự khác biệt giữa mụn trứng cá tuổi dậy thì và mụn trứng cá trung niên về nguyên nhân và cách điều trị cụ thể để mau chóng thoát khỏi tình trạng mụn hiệu quả.

Sự khác biệt về nguyên nhân gây mụn

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì:
Ở độ tuổi từ 7-19 tuổi là đối tượng thường xuyên bị mụn trứng cá. Nguyên nhân chính gây mụn được xác định là do thay đổi nội tiết tố. Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể bắt đầu có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, sự thay đổi hormone trong cơ thể gây tăng tiết bã nhờn dưới da, lỗ chân lông vì thế bị bít kín gây ra mụn trứng cá. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố nguyên nhân khác tác động như thói quen sinh hoạt không khoa học, trẻ thường xuyên thức khuya, mất ngủ lo lắng việc học hành; ăn uống không hợp lý; các yếu tố môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm,…. gây ra mụn trứng cá và khiến cho mụn tái phát.
trị mụn
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì xuất hiện với số lượng nhiều, nhiều dạng mụn như mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc,… Các trị trí thường xuyên bị mụn như vùng chữ T (trán, mũi, cằm), cổ và ngực.
Mụn trứng cá tuổi trung niên:

Mụn trứng cá ở người lớn xuất hiện từ tuổi 25, chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ tuổi ngoài 40. Nguyên nhân chính gây ra mụn được xác định bao gồm:
– Do tăng tiết bã nhờn trên da khiến cho lỗ chân lông bị bít lại tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây mụn. Đây cũng là hệ quả do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, cụ thể là do sự tăng lượng hormon androgen. Điều này thường xảy ra ở đối tượng phụ nữ mang thai, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
– Do tác động của một số loại thuốc như corticoid, thuốc chứa androgen gây ra mụn trứng cá.
– Do tâm lý lo âu, phiền muộn kéo dài trước các hoàn cảnh, mỗi quan hệ trong xã hội.
– Do lạm dụng mỹ phẩm cũng khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra còn do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh,…

Sự khác biệt về mức độ mụn và phương pháp điều trị

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tuy xảy ra phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong số đối tượng bị mụn. Tuy vậy, làn da của lứa tuổi này còn phát triển và dễ phục hồi hơn. Trong khi đó, mụn trứng cá ở người lớn thường nặng và kéo dài hơn nên gây khó khăn cho việc điều trị. Thêm vào đó, da lúc này đang bước vào quá trình lão hóa nên càng trở nên nhạy cảm, dễ bị mất nước nên khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị mụn trứng cá.
Để điều trị mụn tại thu cúc ở tuổi dậy thì bằng cách sử dụng một số loại thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ như vệ sinh da mặt sạch sẽ, xây dựng thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng và ngăn chặn mụn trứng cá phát triển, tái phát.
Đối với trường hợp điều trị mụn trứng cá trung niên cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị như sau:
– Vệ sinh da mặt thường xuyên, rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối. Tẩy tế bào chết cho da.
– Dùng thuốc trị mụn: các loại thuốc kháng sinh dạng uống như Doxycycline (viên 100mg x 2 lần/ngày), Minocycline (viên 50mg x 2 lần/ngày) , Clindamycin (viên 300mg x 2 lần/ngày) hoặc Quinolone (Levofloxacin 500mg ngày 1 viên, hoặc Ciprofloxacin 500mg x 2 lần/ngày). Các loại thuốc bôi để ngăn ngừa mụn và chống lão hóa da,… dùng chữa trị trong vòng 3 – 6 tháng.
– Trị mụn bằng công nghệ cao như sử dụng tia laser, tia hồng ngoại, ánh sáng đèn Led,…
– Các biện pháp hỗ trợ điều trị mụn tại nhà: thường xuyên bổ sung nhiều rau quả tươi chứa vitamin C, uống nhiều nước, giảm căng thẳng, lo lắng,…

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Chuyên mục